Home 9 Tin Tức 9 Ước tính chi phí xây nhà 2 tầng đầy đủ và chi tiết nhất ( Page )

Ước tính chi phí xây nhà 2 tầng đầy đủ và chi tiết nhất

Những ngôi nhà 2 tầng xuất hiện rất phổ biến hiện nay từ thành phố cho đến nông thôn. Nhà 2 tầng đáp ứng được nhu cầu về diện tích sinh hoạt chung và diện tích sinh hoạt riêng của từng thành viên trong gia đình. Ước tính chi phí xây nhà 2 tầng bao nhiêu, dựa vào những yếu tố nào để quyết định.

Yếu tố ảnh hướng chi phí xây nhà 2 tầng

Để có thể ước tính được chi phí xây nhà 2 tầng, gia chủ cần liệt kê ra những yếu tố cấu thành căn nhà. Yếu tố này chính là phần ảnh hưởng đến chi phí xây dựng.

Về diện tích và quy mô xây dựng. Đúng vậy, đây là hai yếu tố đầu tiên mà gia chủ cần phải quyết định đầu tiên, ảnh hưởng đến chi phí xây dựng rất lớn. Với cùng một diện tích đất là 100m2, nhưng có người chỉ lấy 90m2 để xây dựng hoặc cũng có người lấy 100m2 để xây dựng, đi cùng với đó chi phí xây dựng cả căn nhà 100m2 sẽ nhiều hơn với căn nhà 90m2.

Quy mô xây dựng chính là việc gia chủ lựa chọn xây dựng nhà 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng, có thêm tum hay gác lửng hay không. Tất cả yếu tố này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí. Nếu như gia chủ xây dựng nhà cấp 4 thì chi phí sẽ rẻ hơn so với xây nhà 2, 3 tầng có cùng diện tích.

Tiếp đến đến lựa chọn hình thức xây dựng, nhà thầu xây dựng. Hiện nay, có hai cách xây dựng:

  • Cách 1: Nhà thầu thi công, nhân công hoàn thiên, cách này có chi phi phi giao động từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/m2. Ưu điểm của cách này đó chính là gia chủ có thể giám sát công trình của chính mình, nắm bắt được các đầu việc cũng tiến độ hoàn thành công việc.
  • Cách 2: Nhà thầu lo từ a đến z – Chìa khóa trao tay. Cách thức này thì gia chủ gần như không có mặt ở công trình, mọi việc đã có chủ thầu lo, và khi đến ngày giao nhận nhà, giả chủ đến và nhận chìa khóa vào sinh sống. Cách này rất phù hợp với những người không có nhiều thời gian đến giám sát. Chính vì thế mà giá cũng cao hơn rất nhiều từ 4,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/m2

Để có thể lựa chọn được cách thức xây dựng phù hợp, gia chủ nên bắt đầu lựa chọn một chủ thầu thật tốt, có kinh nghiệm. Một chủ thầu có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng sẽ giúp cho gia chủ có một công trình nhà ở như ý, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho chính mình nhất. Sau khi lựa chọn được chủ thầu thì chủ thầu sẽ đưa ra những lời khuyên, kinh nghiệm xây dựng để gia chủ lựa chọn được phương án tốt nhất.

Cách bố trí phòng ốc của căn nhà quyết định rất nhiều đến chi phí. Với những căn nhà với cách bố trí đơn giản, không yêu cầu quá nhiều về chi tiết trang trí sẽ có thời gian thi công ít hơn, chi phí nhân công cũng tiết kiệm hơn rất nhiều với những căn nhà có bố trí cầu kỳ, phức tạp. Với căn nhà 2 tầng được đề cập trong bài viết sẽ có cách bố trí để gia chủ tham khảo như sau. Với diện tích tầng một bố trí khoảng sân trước nhà, tiếp đến phòng khách, phòng bếp, 1 nhà vệ sinh và 1 phòng ngủ. Lên trên tầng hai là ban công, tiếp đến phòng thờ, 2 phòng ngủ và 2 nhà vệ sinh trong mỗi phòng. Đây là một bố trí kiểu mẫu để gia chủ tham khảo, tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ mà có thể thêm bớt số lượng phòng ốc, cũng như tăng giảm diện tích để phù hợp với từng thành viên.

Phong cách thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến chi phí, quyết đinh được phong cách thiết kế căn nhà sẽ quyết định nội thất đi theo ngôi nhà. Có 3 phong cách thiết kế hiện hành: phong cách hiện đại, phong cách cổ điển và phong cách tân cổ điển, mỗi phong cách đều có những điểm nổi bật riêng.

Với phong cách hiện đại, ngôi nhà 2 tầng hiện lên với những đường nét thiết kế phá cách, hiện đại và đầy sáng tạo. Nối bật là những khối hộp hình học được xếp lại với nhau để làm nên những khoảng không gian đánh lừa thị giác, điều này áp dụng rất nhiều tại khu vực thành thị nơi diện tích đất hạn chế. Sự kết hợp của đối xứng, hay cả tính phi logic cũng được áp dụng rất nhiều trong thiết kế ngôi nhà theo phong cách hiện đại này. Với những ngôi nhà 2 tầng sẽ được bố trí rất nhiều khoảng không gian xanh mát từ trong ra ngoài ngôi nhà. Điều này góp phần đưa thiên nhiên gần hơn với những ngôi nhà phố hiện nay thường thiếu mất không gian xanh này.

Phong cách cổ điển với đường nét chi tiết tinh xảo, được chú trọng ở từng tiểu tiết nhỏ là những gì gây ấn tượng với những gia chủ đang có ý định lựa chọn thiết kế này cho ngôi nhà 2 tầng của mình. Lưu ý khi xây dựng ngôi nhà này phải tuân thủ đúng những kích thước châu Âu, đến việc sắp xếp vị trí ô cửa. Tất cả làm nên sự sang trọng, một biểu trưng của thế giới xa hoa, tráng lệ của thế kỷ 18, 19 tại châu Âu.

Phong cách tân hiện đại là sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại. Mọi đường nét thiết kế vẫn giữ được trong mình những nét đặc trưng của châu Âu nhưng thêm sự phá cách của phong cách hiện đại được đan xen. Không cần phải đúng kích thước, cũng không bó buộc vị trí sắp xếp, phong cách tân cổ điển đem đến sự mới lạ nhưng cũng đầy những nét quen thuộc xa xưa.

Chính vì những điểm cầu kỳ trong thiết kế mà phong cách cổ điển, phong cách tân cổ điển sẽ tốn chi phí của gia chủ hơn một chút vì phải thuê những người thợ gia công chi tiết hoàn toàn bằng tay.

Nguyên vật liệu lựa chọn cũng được chú ý rất nhiều. Vẫn là những nguyên vật liệu cơ bản như cát, sỏi, thép, xi măng, gạch ốp lát, gạch ốp nhà vệ sinh,…. nhưng tùy theo nhu cầu cũng như ngân sách mà gia chủ có mà lựa chọn khác nhau. Trên thị trường hiện nay có 3 phân khúc để gia chủ lựa chọn:

  • Vật tư trung bình khá: 5.000.000 đồng/m2
  • Vật tư tốt: 5.500.000 đồng/m2
  • Vật tư cao cấp: 6.000.000 đồng/m2

Thời gian và địa điểm tiến hành xây dựng là yếu tố vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà 2 tầng. Thời gian xây dựng hợp lý là thời gian không rơi vào mùa mưa, lũ lụt để tránh gây ra tình trạng ảnh hưởng đến tiến độ thị công cũng như gây ra chi phí không đáng có. Thời gian hợp lý là thời gian được lựa chọn hợp với phong thủy của gia chủ. Như dân gian ta vẫn quan niệm từ xưa đến nay: xây nhà là một trong những sự việc trọng đại của đời người, vì thế lựa chọn ngày khởi công sao cho ngôi nhà mang lại vượng khí đến cho gia chủ.

Địa điểm xây dựng có gần đường lớn, thuận tiện giao thông hay không cũng ảnh hưởng chi phí xây dựng. Càng thuận tiện cho giao thông thì chi phí đi lại vận chuyển càng ít và không gây ra tốn kém cho chi phí xây nhà chung.

Ước tính chi phí xây nhà 2 tầng

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng = Diện tích thô x Tiền công theo m2. Để giúp gia chủ hình dung rõ hơn về cách tính này, bài viết lấy ví dụ về chi phí xây dựng nhà 2 tầng mái Thái có diện tích 100m2.

  • Diện tích thô = Phần móng + Tầng 1 + Tầng 2 + Mái Thái
  • Phần móng: chiếm 50% diện tích = 100m2 x 50% = 50m2
  • Tầng 1: chiếm 100% diện tích = 100m2 = 100m2
  • Tầng 2 = Tầng 1: chiếm 100% diện tích = 100m2 = 100m2
  • Phần mái, gia chủ quyết định lựa chọn mái Thái cho thi công nên chiếm 50% = 100 x 50% = 50m2
  • Diện tích căn nhà 2 tầng mái Thái: 50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2 = 300m2

Đơn giá thi công trên thị trường hiện nay được tính theo hai cách tính sau:

Cách thứ nhất: Nhà thầu thi công, nhân công hoàn thiện, chi phí dao động từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/m2 sử dụng nguyên vật liệu giá tầm trung.

  • Áp dụng công thức tính chi phí xây dựng nhà mái Thái có diện tích 300m2 vừa tính phía trên ta có: 300m2 x 3.000.000 = 900.000.000 đồng/m2

Cách thứ hai: Nhà thầu lo từ a đến z – Chìa khóa trao tay, chi phí dao động từ 4,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/m2, lựa chọn nguyên vật liệu từ trung bình khá đến tốt.

  • Áp dụng công thức tính giá xây dựng nhà 2 tầng  mái Thái có diện tích 100m2 vừa tính phía trên ta có: 300m2 x 4.500.000 = 1.350.000.000 đồng/m2

Đơn giá này sẽ giao động tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau, tùy từng giá nguyên liệu cũng như giá nhân công. Nhưng gia chủ chỉ cần áp dụng đúng công thức là có thể tính được chi phí xây dựng mái Thái cho ngôi nhà của mình.

Đơn giá thi công thô chưa bao gồm chi phí cho phần thiết bị nội thất bên trong như: gạch lát nhà, gạch ốp nhà vệ sinh, ngói,…Như vậy, có thể thấy rằng chi phí xây nhà 2 tầng khá đa dạng, nó phù thuộc rất nhiều vào yêu cầu chung của gia chủ. Nếu mẫu nhà yêu cầu to, rộng, hiện đại và mang một sắc thái riêng thì chắc chắn giá sẽ khá đắt hơn so với những mẫu nhà khác. Còn giá rẻ hơn thì xây dựng nhà 2 tầng theo phong cách đơn giản, gọn nhẹ. Tất cả đều rất hoàn hảo nếu chúng ta tính đúng chi phí và chuẩn bị thật kỹ cho ngôi nhà tương lai.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Thiết kế xây dựng nhà 3 tầng đang là kiểu kiến trúc rất phổ biến hiện nay ở thành thị  Việt Nam, được các gia đình nhiều thế hệ lựa chọn bởi nó đáp ứng được đầy đủ công năng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho...

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Để sở hữu một căn nhà đẹp luôn là mong muốn của tất cả chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng có đủ kinh phí và diện tích đất giống nhau, do đó tùy vào năng lực sẵn có của bản thân mà chúng ta sẽ chọn những mẫu thiết kế cho riêng mình. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 40m2...

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Có thể nói, những mẫu nhà cấp 4 đã in sâu và gắn liền với nếp sống, văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Với chi phí xây dựng không quá tốn kém, phong cách kiến trúc đa dạng, không gian sinh hoạt ấm cúng, mẫu nhà cấp 4 hiện nay vẫn rất được ưa chuộng để xây dựng ở...

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Những kiểu nhà trọ 200m2 nào đang phổ biến hiện nay? Giải pháp nào để chi phí xây nhà trọ 200m2 thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cao? Để nhận được đáp án cho những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Những kiểu nhà trọ 200m2...

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Nếu bạn đang có mảnh đất trống khoảng độ 150m2 và chưa cần sử dụng đến thì xây nhà trọ 150m2 là phương án đầu tư đầy tiềm năng mà các bạn nên cân nhắc, bởi mô hình kinh doanh này tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí quản...

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất Việc nhận được sự tư vấn xây nhà trọ 125m2 một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Bởi xây dựng và quản lý một dãy nhà trọ là cả một vấn đề rất lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những người chưa có nhiều...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi