Home 9 Tin Tức 9 Tham khảo chi phí xây dựng nhà mái bằng 2021 hết bao nhiêu? ( Page )

Tham khảo chi phí xây dựng nhà mái bằng 2021 hết bao nhiêu?

Những ngôi nhà xây dựng hiện nay sử dụng rất nhiều thiết kế mái khác nhau tạo nên những nét thẩm mỹ riêng, độc đáo cho căn nhà. Trong những loại hình mái phổ biến hiện nay thì mái bằng vẫn luôn được khách hàng băn khoăn liệu có nên lựa chọn thi công vì thời gian cũng như chi phí xây dựng khá lớn. Chi phí xây dựng nhà mái bằng cụ thể là bao nhiêu?

Có nên lựa chọn thi công nhà mái bằng, ưu nhược điểm mái bằng?

Câu hỏi đầu tiên là có nên lựa chọn thi công mái bằng hay không? Thì câu trả lời là nên xây dựng mái bằng. Và mái bằng phù hợp với xây dựng cao tầng, điển hình trong kiến trúc này là nhà 1 trệt 1 lầu, không nên áp dụng cho nhà cấp 4.

Tính nổi bật và hạn chế của thiết kế nhà mái bằng hiện nay.

Ưu điểm mái bằng đối với những ngôi nhà cao tầng có thể kể việc sử dụng mái bằng như một phần không gian sinh hoạt của gia đình. Những ngôi nhà mặt phố đa phần thường có diện tích rất hạn chế, thiếu khoảng không gian xanh nên việc lựa chọn mái bằng là vô cùng hợp lý. Đa phần những thiết kế mài bằng sẽ được biến thành không gian sinh hoạt với việc bố trí cây xanh xung quanh, ở giữa là bàn trà hay có thể đặt bếp nướng để cuối tuần gia đình quây quần ăn nướng với nhau trên không gian sân thượng này. Cũng có gia đình lợi dụng mái bằng biến thành khu vực để giặt và phơi đồ của gia đình, một cách thông minh áp dụng rất nhiều tại khu vực phố xá chật chội, thiếu diện tích như hiện nay.

Tăng tính thẩm mỹ cũng là ưu điểm rất lớn khi lựa chọn mái bằng khi xây dựng nhà cao tầng mặt phố hiện nay. Thay vì phải tiếp tục trông thấy những dãy nhà dài nối tiếp nhau nhau mà không có bất kỳ sự khác biệt nào thì lựa chọn mái bằng, bố trí cùng với đó là màu xanh, trở thành không gian tràn ngập sắc xanh như miêu tả ưu điểm phía trên, chắc chắn không gian nhà bạn sẽ trở nên vô cùng cuốn hút với bất kỳ vị khách nào nhìn thấy.

Về kết cấu của mái bằng được kết cấu với ba phần: phần tiếp giáp với bề mặt trần nhà được xây dựng từ thép, đan vào nhau tạo thành một mặt lớn, đổ một lớp bê tông lên trên tạo nên một nền mặt bằng vững chãi. Bên trên lớp bê tông ấy là lớp chống thấm, sử dụng bê tông đá xi, bê tông gạch vỡ và bê tông đá dăm để tạo nên một lớp chống thấm hoàn hảo, khi mưa không gây tình trạng ngấm trần, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Lớp chống thấm này thường có độ dày từ 30 – 50mm, thông thường áp dụng là 40mm để đảm bảo thông số kỹ thuật an toàn trong xây dựng.

Có một nhược điểm xảy ra khi sử dụng mái bằng sau một thời gian dài sử dụng đó là hiện tượng ngấm trần, vì thế việc bố trí cây xanh ở khu vực mái sẽ giúp hạn chế một cách tối đa xảy ra.

Như vậy, có thể thấy trên thị trường xây dựng hiện nay những ngôi nhà mái bằng thiết kế độc đáo, sáng tạo và có điểm nhấn đã và đang cực kỳ thu hút một lượng khách hàng đông đảo. Dĩ nhiên, dù bạn có xây mẫu nhà nào đi chăng nữa cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng của nó. Chính vì vậy mà hãy hoàn toàn làm chủ sự lựa chọn của mình để chọn xây dựng nhà mái bằng theo phong cách bạn yêu thích nhất nhé.

Công thức cách tính chi phí xây dựng nhà mái bằng

Chi phí luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bạn và gia đình mỗi khi xây dựng. Việc nắm rõ chi phí trước khi xây nhà sẽ giúp bạn làm chủ được công trình của mình. Tại phần này chúng tôi sẽ giới thiệu công thức chung nhất để bạn áp dụng cho ngôi nhà mái bằng của mình nhé.

Áp dụng công thức tính chi phí xây dựng nhà mái bằng.

Cách tính chi phí xây dựng nhà mái bằng = Diện tích thô x Tiền công theo m2. Để giúp gia chủ hình dung rõ hơn về cách tính này, bài viết lấy ví dụ về chi phí xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu mái bằng có diện tích 100m2.

  • Diện tích thô = Phần móng + Tầng trệt + tầng lầu + Mái bằng
  • Phần móng: chiếm 50% diện tích = 100m2 x 50% = 50m2
  • Tầng trệt: chiếm 100% diện tích = 100m2
  • Tầng lầu: chiếm 100% diện tích (bao nhiêu tầng thì nhân với 100%) = 100m2
  • Phần mái, gia chủ quyết định lựa chọn mái bằng cho thi công nên chiếm 70% = 100 x 70% = 70m2
  • Diện tích căn nhà 1 trệt 1 lầu: 50m2 + 100m2 + 100m2 + 70m2 = 370m2

Đơn giá thi công trên thị trường hiện nay được tính theo hai cách tính sau:

Cách thứ nhất: Nhà thầu thi công, nhân công hoàn thiện, chi phí dao động từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/m2 sử dụng nguyên vật liệu giá tầm trung.

  • Áp dụng công thức tính chi phí xây dựng nhà mái Thái có diện tích 100m2 vừa tính phía trên ta có: 370m2 x 3.000.000 = 1.100.000.000 đồng/m2

Cách thứ hai: Nhà thầu lo từ a đến z – Chìa khóa trao tay, chi phí dao động từ 4,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/m2, lựa chọn nguyên vật liệu từ trung bình khá đến tốt.

  • Áp dụng công thức tính chi phí xây dựng nhà mái Thái có diện tích 100m2 vừa tính phía trên ta có: 370m2 x 4.500.000 = 1.665.000.000 đồng/m2

Đơn giá này sẽ giao động tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau, tùy từng giá nguyên liệu cũng như giá nhân công. Nhưng gia chủ chỉ cần áp dụng đúng công thức là có thể tính được chi phí xây dựng mái Thái cho ngôi nhà của mình.

Đơn giá thi công thô chưa bao gồm chi phí cho phần thiết bị nội thất bên trong như: gạch lát nhà, gạch ốp nhà vệ sinh, ngói, …. Gia chủ muốn tính chi phí này cần theo dõi tiếp những phần phía dưới đây.

1. Chi phí khác của xây nhà mái bằng

Phần trên chỉ là chi phí xây dựng phần thô cho 1 căn nhà 1 trệt 1 lầu xây bằng mái bằng mà thôi, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố cấu thành nên chi phí xây nhà mái bằng khác cần phải đề cập đến ở đây như chi phí xây dựng phần mái bằng, chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí cho nội thất, chi phí sử dụng gạch lát sàn, chi phí thiết bị nhà vệ sinh, chi phí sơn nhà.

Tổng hợp chi phí khác khi xây nhà mái bằng.

Về chi phí xây dựng mái bằng được nhắc đến đầu tiên để gia chủ đang có ý định xây dựng những ngôi nhà với thiết kế phần mái này có thể nắm rõ cách tính cũng như chi phí xây dựng hiện nay.

Như đã đề cập ở trên, thi công được mái bằng thì cần sử dụng nguyên vật liệu như bê tông, coffa, và thép. Lấy ví dụ minh họa để gia chủ có thể tính được chi phí này như thế nào. Ví dụ lấy từ ngôi nhà 1 trệt 1 lầu có diện tích 100m2 dày 100mm, được quy thành 10m3 được tính như sau:

  • Bê tông: 10m3 x 2.000.000 đồng/m3 = 20.000.000 đồng
  • Coffa: 100m2 x 150.000 đồng/m3 = 15.000.000 đồng
  • Thép: 1.500kg x 22.000 đồng/kg = 33.000.000 đồng

Chi phí thuê nhân công thợ tính theo mức giá trung bình là 5 triệu đồng. Tổng chi phí xây dựng mái bằng khoảng 73 triệu đồng. Chi phí này chỉ tính riêng phần thi công mái cho ngôi nhà. Nếu như muốn biến phần mái bằng trở thành một tum thì cần thêm khoảng chi phí tương đương để có thể hoàn thiện ngôi nhà tràn ngập thiên nhiên.

Hồ sơ thiết kế cũng được đưa vào phần chi phí cho xây dựng nhà mái bằng. Một hồ sơ thiết kế chuẩn giúp gia chủ rất nhiều việc trong xây dựng và đảm bảo thời gian tiến hành xây dựng diễn ra đúng tiến độ. Với mức giá hồ sơ giao động từ 16 triệu đồng đến 20 triệu đồng là gia chủ có thể nắm trong tay một hồ sơ theo đúng yêu cầu của mình.

  • Diện tích nhà dưới 120m2 giá hồ sơ thiết kế: 16 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.
  • Diện tích nhà từ 120m2 đến 150m2 giá hồ sơ thiết kế: 18 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.
  • Diện tích nhà trên 150m2 giá hồ sơ thiết kế: 20 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.
  • Đây là mức giá áp dụng cho một hồ sơ mới hoàn toàn, còn nếu như một hồ sơ cũ sẽ có mức giá chỉ bằng một nửa so với mức giá của một hồ sơ mới.
  • Diện tích nhà dưới 120m2 giá hồ sơ thiết kế: 8 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.
  • Diện tích nhà từ 120m2 đến 150m2 giá hồ sơ thiết kế: 9 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.
  • Diện tích nhà trên 150m2 giá hồ sơ thiết kế: 10 triệu đồng/hồ sơ thiết kế.

Hồ sơ thiết kế cũ là hồ sơ đã được áp dụng xây dựng ngôi nhà có diện tích cũng như phong cách, nguyên vật liệu như yêu cầu gia chủ mong muốn. Việc lựa chọn những hồ sơ như thế này sẽ giúp tiết kiệm khoản chi phí cũng như thời gian hoàn thiện hồ sơ mới.

Giá nguyên vật tư sử dụng trong xây dựng nhà ở cũng là điều mà rất nhiều gia chủ quan tâm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguyên vật tư khác nhau, cùng với mức giá tương đương, gia chủ có thể lựa chọn theo ý thích cũng như ngân sách đang có. Giá nguyên vật tư phân chia thành như sau:

  • Nguyên vật tư tầm khá trung bình: 4.500.000 đồng/m2
  • Nguyên vật tư tầm trung bình: 5.000.000 đồng/m2
  • Nguyên vật tư tầm khá tốt: 5.500.000 đồng/m2
  • Nguyên vật tư tầm khá cao cấp: 6.00.000 đồng/m2

Tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình mà lựa chọn nguyên vật tư, giá này còn thay đổi tùy thuộc vào địa phương. Không nên lựa chọn những vật liệu vật tư giá rẻ, ảnh hưởng đến chất lượng thi công của công trình.

Nhiều phong cách thiết kế đẹp phù hợp với nhu cầu của từng gia chủ.

Phong cách thiết kế ảnh hưởng rất nhiều tới những chi phí xây dựng nhà mái bằng. Thường những ngôi nhà mái bằng sẽ lựa chọn phong cách thiết kế theo hướng hiện đại, phù hợp với tổng thế. Còn về phong cách cổ điển và tân cổ điển không được lựa chọn đối với việc xây dựng nhà mái bằng bởi lẽ không đạt được hiệu quả thẩm mỹ cần có. Chi phí cho phong cách hiện đại tiết kiệm hơn so với hai phong cách còn lại bởi không mất chi phí cho việc thuê nhân công cho thiết kế họa tiết trong ngôi nhà.

Nội thất được sử dụng trong ngôi nhà dạng này sẽ cũng được lựu chọn theo hướng phong cách hiện đại. Đặc điểm nổi bật thường thấy của những nội thất này được làm từ gỗ công nghiệp, có nhiều thiết kế đa dạng bắt mắt, không gói gọn trong khuôn mẫu nào trước đây. Những mẫu nội thất này còn mang đến tính đa di năng, một đồ vật nhưng lại có nhiều công năng sử dụng. Lấy ví dụ như chiếc giường được tận đụng phần gầm giường để trở thành ngăn tủ đụng quần áo hay nhưng ngăn tủ nhỏ rất thích hợp cho những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp. Giá nội thất cho cả căn nhà 300 triệu đồng đến 600 triệu đồng tùy theo chất lượng của sản phẩm.

Cuối cùng chính là thời gian xây dựng. Nhiều người vẫn nói: xây nhà việc trọng đại của cả một đời người, vì thế cần phải xem tuổi của gia chủ để tiến hành xây dựng nhà. Ngôi nhà này quyết định đến sức khỏe, đời sống hạnh phúc cũng như đường công danh sự nghiệp của những người sinh sống tại đây vì vậy cần lựa chọn ngày hợp phong thủy. Cũng nên xây dựng vào mùa khô, ít mưa, ít bão để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công của công trình.

Hy vọng với những thông tin sẽ góp phần giúp bạn và gia đình có những quyết định đúng đắn và có chi phí phù hợp nhất cho ngôi nhà tương lai của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần sự hỗ trợ nhé!

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Thiết kế xây dựng nhà 3 tầng đang là kiểu kiến trúc rất phổ biến hiện nay ở thành thị  Việt Nam, được các gia đình nhiều thế hệ lựa chọn bởi nó đáp ứng được đầy đủ công năng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho...

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Để sở hữu một căn nhà đẹp luôn là mong muốn của tất cả chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng có đủ kinh phí và diện tích đất giống nhau, do đó tùy vào năng lực sẵn có của bản thân mà chúng ta sẽ chọn những mẫu thiết kế cho riêng mình. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 40m2...

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Có thể nói, những mẫu nhà cấp 4 đã in sâu và gắn liền với nếp sống, văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Với chi phí xây dựng không quá tốn kém, phong cách kiến trúc đa dạng, không gian sinh hoạt ấm cúng, mẫu nhà cấp 4 hiện nay vẫn rất được ưa chuộng để xây dựng ở...

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Những kiểu nhà trọ 200m2 nào đang phổ biến hiện nay? Giải pháp nào để chi phí xây nhà trọ 200m2 thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cao? Để nhận được đáp án cho những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Những kiểu nhà trọ 200m2...

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Nếu bạn đang có mảnh đất trống khoảng độ 150m2 và chưa cần sử dụng đến thì xây nhà trọ 150m2 là phương án đầu tư đầy tiềm năng mà các bạn nên cân nhắc, bởi mô hình kinh doanh này tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí quản...

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất Việc nhận được sự tư vấn xây nhà trọ 125m2 một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Bởi xây dựng và quản lý một dãy nhà trọ là cả một vấn đề rất lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những người chưa có nhiều...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi