Home 9 Tin Tức 9 Giá xây nhà 1 tầng mái thái phù hợp kinh tế gia đình Việt ( Page )

Giá xây nhà 1 tầng mái thái phù hợp kinh tế gia đình Việt

Để có thể xây dựng được một ngôi nhà cho chính mình thì ngoài việc lên ý tưởng thiết kế, lựa chọn nội thất trong ngôi nhà thì nhiều gia chủ quan tâm giá xây dựng. Trong thời gian hiện nay, có rất nhiều gia chủ lựa chọn xây dựng ngôi nhà mái thái. Vậy giá xây nhà 1 tầng mái thái hết bao nhiêu tiền, xin mới mọi người cùng tham khảo thông tin sau đây!

1. Ưu điểm khi xây dựng nhà 1 tầng mái Thái

Không phải tự dưng mà những mẫu nhà mái Thái lại được gia chủ lựa chọn rất nhiều trong thời gian vừa qua. Cùng xem lại những ưu điểm khi xây dựng nhà 1 tầng mái Thái có những gì?

Ưu điểm của mẫu thiết kế nhà 1 tầng mái Thái

  • Thứ nhất, để thu hút người nhìn trước hết phải nói đến tính thẩm mỹ của công trình. Ngay ở mặt chính diện của ngôi nhà mái Thái là thiết kế khối đẹp mắt, hiện đại, màu sắc hòa nhã, quả không sai khi thiết kế dạng này được đánh giá là thiết kế đẹp nhất hiện nay, và dành riêng cho ngôi nhà 1 tầng. Hơn hết việc lựa chọn mái Thái chính là điểm nổi bật, điểm nhấn khác biệt cho ngôi nhà của chính gia chủ, phá bỏ khuôn phép mẫu khi xây dựng những ngôi nhà kiểu dáng này trước đây. Nếu như đã từng thấy những ngôi nhà 1 tầng này, gia chủ thường không quá chú trọng thiết kế bên ngoài, khiến ngôi nhà không có điểm nhấn. Nhưng với thiết kế mái Thái đã được áp dụng phổ biến không chỉ khu vực nông thôn mà cả ngôi nhà thành phố, ngay cả những ngôi biệt thự cũng áp dụng mái Thái trong thiết kế.
  • Thứ hai, thiết kế mái Thái được xem là hợp phong thủy với người Việt. Có lẽ vì đặc điểm thời tiết ở Thái Lan và Việt Nam có độ tương đồng giống nhau mà việc áp dụng thiết kế này đem lại hiệu quả rất lớn. Như đã biết, mái Thái thường có độ dốc lớn, việc này giúp cho việc lưu thông khí vào trong nhà tốt hơn, giúp ngôi nhà thông thoáng, không quá nóng vào mùa hè, không quá bí, ẩm thấp vào mùa đông. Mái Thái cao, lại có độ dốc lớn, nên khi mưa thoát nước nhanh, không gây ứ đọng, không xảy ra hiện tượng ẩm mốc gây hư hại phần mái. Khi mùa hè đến, mái Thái phát huy tối đa được chức năng của mình khi tản nhiệt nhanh, hạn chế ánh nắng chiếu thẳng vào nhà, đảm bảo nhiệt độ trong nhà luôn ở mức không quá nóng.
  • Thứ ba chính là độ bền của mẫu thiết kế nhà 1 tầng mái Thái. Khi lựa chọn thiết kế, gia chủ lựa chọn không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà còn nằm ở đó là độ bền. Việc kết cấu mãi được đổ bê tông, sau đó mới dán ngói theo lớp chông, mẫu nhà mái Thái đảm bảo độ bền với thời gian. Như đã nói tính phong thủy ở trên, mái Thái đảm bảo trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam.
  • Thứ tư, tiến độ thi công nhanh chóng, chi phí nhân công thấp, sửa chữa dễ dàng với chi phí thấp. Không cầu kỳ, đồ sộ, đòi hỏi nhiều chi tiết như những ngôi nhà cao tầng hay biệt thự xa hoa, những ngôi nhà với thiết kế 1 tầng mái Thái có thiết kế đơn giản, thời gian thi công nhanh chóng từ 3 – 6 tháng, với chi phí dao động từ 800 triệu – 1 tỷ đồng.

2. Chi phí xây dựng nhà 1 tầng mái Thái

Hiện nay, để có thể tính được chi phí xây dựng nhà 1 tầng mái Thái cần dựa vào những yếu tố như: diện tích cụ thể của ngôi nhà, chất lượng nguyên vật liệu mà gia chủ lựa chọn, và đơn giá dịch vụ thi công của nhà thầu thời điểm hiện tại. Ngoài ra, còn có những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công trình, vì vậy cần chú ý đến những yếu tố cấu thành để có thể lên chi phí xâu dựng nhà 1 tầng mái Thái cụ thể.

Cách tính chi phí xây dựng nhà 1 tầng mái Thái

2.1 Lựa chọn gói của nhà thầu thi công

Có hai gói lựa chọn để gia chủ lựa chọn trên thị trường hiện nay:

Gói 1: Chìa khóa trao tay, nhà thầu bao từ a đến z.

  • Ở gói này, bạn có thể hiểu là chi phí được tính = diện tích x đơn gia thi công.
  • Đơn giá trọn gói thi công của nhà thầu giao động từ 4.500.000 đến 6.500.000 tùy thuộc vào chất lượng gói nguyên vật liệu mà chủ đầu tư lựa chọn theo thiết kế của kiến trúc sư.

Gói 2: Nhân công trọn gói, nhà thầu cung cấp nhân công, chủ đầu tư lo trọn gói nguyên vật liệu từ a đến z.

  • Đơn giá nhân công mà chủ đầu tư theo giá thị trường hiện nay được tính theo m2, với đơn giá giao động từ 1.100.000 – 1.300.000đ/m2.

2.2 Giá nguyên vật liệu xây dựng

Đấy là những nguyên vật liệu cơ bản, không bao gồm nguyên vật liệu phát sinh trong quá trình xây dựng, chưa có đơn gia nhân công thực hiện:

  • Sắt: 10.000.000 đồng
  • Xi măng: 8.000.000 đồng
  • Gạch: 10.000.000 đồng
  • Đá làm móng: 2.000.0000 đồng
  • Đường ống nước: 1.800.0000 đồng
  • Gạch ốp lát (sàn nhà, nhà vệ sinh): 15.000.000 đồng
  • Cát: 6.000.000 đồng
  • Sỏi: 4.300.000 đồng
  • Hệ vi kèo: 15.000.000 đồng
  • Đá ốp bếp: 3.000.000 đồng
  • Nội thất nhà bếp: 10.000.000 đồng
  • Nội thất cơ bản của nhà: 50.000.000 đồng
  • Hệ thống cửa nhựa lõi thép: 30.000.000 đồng
  • Gạch đỏ lát sân: 3.000.000 đồng
  • Chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh: 5.000.000 đồng
  • Tổng chi phí: 173.000.000 đồng

Trên đây là những nguyên vật liệu cơ bản xây dựng nhà 1 tầng mái Thái. Để xem chi tiết thiết kế nhà 1 tầng mái Thái bảng giá thì mục dưới sẽ liệt kê chi tiết để gia chủ lựa chọn cho phù hợp với thiết kế nhà của mình.

3. Báo giá chi tiết thiết kế và xây dựng nhà 1 tầng mái Thái

Để hạn chế tối đa nhưng chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng, cũng như có thể lên chi tiết cho gia chủ những báo giá cụ thể cho việc xây dựng nhà 1 tầng mái Thái, bên dưới đây cung cấp một cách đầy đủ nhất về báo giá từng phần cụ thể ngôi nhà.

Báo giá chi tiết về thiết kế, thi công xây dựng.

3.1 Chi phí thiết kế nhà

Đối với ngôi nhà mái Thái 1 tầng có các gói dịch vụ bao gồm:

  • Nhà mái Thái 1 tầng có diện tích 120m2: 16.000.000 đồng/ bộ hồ sơ.
  • Nhà mái Thái 1 tầng có diện tích 120m2 – 150m2: 18.000.000 đồng/ bộ hồ sơ.
  • Nhà mái Thái 1 tầng có diện tích 150m2 trở lên: 20.000.000 đồng/ bộ hồ sơ.

Nếu như bạn đang có diện tích có sẵn, tương ứng với những hồ sơ có sẵn và hơn hết ý tưởng thiết kế của bạn cũng tương tự với những mẫu mà bên thiết kế đã chuẩn bị thì chẳng có lý do gì mà bạn lại từ chối những bộ hồ sơ có sẵn tại đây. Việc lựa chọn bộ hồ sơ có sẵn sẽ giúp giảm thiểu đáng kể thời gian, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, lựa chọn mẫu hồ sơ có sẵn giúp bạn không tốn một khoản kha khá vào việc làm lại một gói mới.

*Ưu điểm của việc chuẩn bị hồ sơ thiết kế cho thi công:

  • Ưu điểm đầu tiên đó là việc hạn chế tối đa nhất việc lãng phí nhờ sự tính toán được trước công năng, tính năng của ngôi nhà. Rất nhiều gia chủ thờ ơ việc này, hoặc thậm chí là không làm, dẫn đến việc khi đang trong quá trình xây dựng lại không ưng ý một phần nào đó trong thiết kế dẫn đến việc phá dỡ và làm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công, nhân công cho thợ và khiến chi phí xây dựng đội lên rất nhiều. Việc tính toán kỹ lưỡng trong hồ sơ thiết kế góp phần giúp cho việc xây dưng diễn ra đúng kế hoạch, phù hợp mục đích sử dụng của gia chủ.
  • Ưu điểm thứ hai là tiết kiệm thời gian, công sức và rất phù hợp với những người bận rộn.
  • Cuối cùng là ngôi nhà đạt được hiệu quả, công năng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia chủ. Đã có rất nhiều trường hợp khi ngôi nhà hoàn thiện, có một vài phần trong ngôi nhà không được sử dụng hết công năng gây  ra tình trạng nơi thiếu nơi thừa, gây ra sự khó chịu cho gia chủ. Vì vậy hãy lựa chọn và chuẩn bị hồ sơ thiết kế cho phù hợp với gia chủ.

3.2 Chi phí xây dựng phần thô bao

Với loại chi phí này sẽ gồm 2 phần: Chi phí thuê nhân công và chi phí mua nguyên vật liệu. Với chi phí thuê nhân công: có 2 cách tính phổ biến:

  • Cách 1: Chi phí nhân công tính theo m2 xây dựng: Cách tính này áp dụng cho nhân công hoàn thiện phần ốp lát chứ không áp dụng cho nhân công xây dựng phần thô (phần khung nhà). Với cách tính này giúp gia chủ tính được chính xác nhất chi phí nhân công, ít phát sinh. Tuy nhiên, theo cách tính này thì thời gian thực hiện sẽ không được đảm bảo.
  • Cách 2: Chi phí nhân công tính theo số lượng công xây dựng. Cách tính này sẽ phụ thuộc vào từng đơn giá ở từng địa phương khác nhau. Cách tính này giúp gia chủ theo dõi chính xác đầu việc và chất lượng công việc. Tuy nhiên nếu không hiểu về chuyên môn hoặc không có thời gian giám sát sẽ gây ra những bất tiện không đáng có.

Chi phí mua nguyên vật liệu sẽ bao gồm: Chi phí phần móng nhà và chi phí xây dựng thô phần thân nhà. Nguyên vật liệu cần thiết để có thể xây dựng đã được đề cập ở phần phía trên bài viết. Tùy theo từng vùng miền mà giá của nguyên liệu cũng có sự thay đổi, tuy nhiên cũng không có quá nhiều sự chênh lệch. Gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn những nguyên vật liệu thích hợp, phù hợp với túi tiền cũng như mục đích xây dựng của mình để có thể xây dựng ngôi nhà như mong muốn. Chi phí phần thô thường chiếm một nửa chi phí hoàn thiện công trình.

3.3 Chi phí hoàn thiện ngôi nhà

Chi phí hoàn thiện ngôi nhà mái Thái 1 tầng bao gồm: sơn bả, lát gạch sàn, cửa nhà, thiết bị phòng vệ sinh, hoàn thiện mái.

Chọn sơn: Có rất nhiều loại sơn khác nhau trên thị trường hiện nay, tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà lựa chọn sao cho phù hợp. Sơn bả cao cấp có giá: 60.000 đồng/m2, với sơn bả chất lượng thấp hơn một chút có giá thành 35.000 đồng/m2.

Cách tính: Giá m2 sơn bả x diện tích tường ngoại thất. Ví dụ như tường ngoại thất cần sơn là 400m2 thì với loại sơn cao cấp sẽ là: 60.000 x 400 = 24.000.000 đồng. Nhưng với loại sơn bả chất lượng thấp hơn thì con số này sẽ là 14.000.000 đồng.

  • Chi phí lát sàn: với loại cao cấp là 300.000 đồng/ m2, còn loại trung bình khá là 150.000 đồng/ m2.
  • Chi phí hoàn thiện nhà vệ sinh và chi phí khác sẽ được tính tương tự. Tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.
  • Chi phí cho phần mái Thái chia theo bộ hồ sơ theo m2. Số lượng gói cho 1 m2 là 10 viên. Tùy theo lựa chọn mà gia chủ tính toán được chi phí hoàn thiện mái Thái cho nhà mình.

3.4 Chi phí thiết kế và thi công nội thất

Để hoàn thiện ngôi nhà thì không thể không có nội thất. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia chủ mà phần chi phí cũng sẽ khác nhau. Có thể tính chi phí khá về phần nội thất cho thiết kế nhà 1 tầng mái Thái là khoảng 3.000.000 đồng/m2.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp đầu đủ đến các bạn giá xây dựng nhà 1 tầng mái thái để các bạn có thể tham khảo những thông tin trên cho gia đình của mình. Ngoài ra, chúng ta phải hiểu rằng thị trường luôn thay đổi và có những biến động liên tục vì thế mà giá cả cũng chỉ là thước đo tương đối để đại diện số tiền bỏ ra. Ngoài ra, các bạn hãy tham khảo thêm giá từ phía nhà thầu, chủ đầu tư để biết rõ hơn và chính xác hơn số tiền các bạn phải bỏ ra nhé.

Nếu có bất kì một thắc mắc nào liên quan đến giá xây dựng nhà 1 tầng mái thái các bạn hãy nhanh tay bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất về giá xây dựng nhà 1 tầng mái thái nhé.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà 3 tầng 100m2 hết bao nhiêu tiền?

Thiết kế xây dựng nhà 3 tầng đang là kiểu kiến trúc rất phổ biến hiện nay ở thành thị  Việt Nam, được các gia đình nhiều thế hệ lựa chọn bởi nó đáp ứng được đầy đủ công năng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho...

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40m2

Để sở hữu một căn nhà đẹp luôn là mong muốn của tất cả chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng có đủ kinh phí và diện tích đất giống nhau, do đó tùy vào năng lực sẵn có của bản thân mà chúng ta sẽ chọn những mẫu thiết kế cho riêng mình. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 40m2...

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 và những mẫu thiết kế đẹp 2021

Có thể nói, những mẫu nhà cấp 4 đã in sâu và gắn liền với nếp sống, văn hóa bao đời nay của người Việt Nam. Với chi phí xây dựng không quá tốn kém, phong cách kiến trúc đa dạng, không gian sinh hoạt ấm cúng, mẫu nhà cấp 4 hiện nay vẫn rất được ưa chuộng để xây dựng ở...

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Đầu tư xây nhà trọ 200m2 rất phổ biến hiện nay

Những kiểu nhà trọ 200m2 nào đang phổ biến hiện nay? Giải pháp nào để chi phí xây nhà trọ 200m2 thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cao? Để nhận được đáp án cho những câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. Những kiểu nhà trọ 200m2...

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Cách dự toán kinh phí xây nhà trọ 150m2

Nếu bạn đang có mảnh đất trống khoảng độ 150m2 và chưa cần sử dụng đến thì xây nhà trọ 150m2 là phương án đầu tư đầy tiềm năng mà các bạn nên cân nhắc, bởi mô hình kinh doanh này tạo ra nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí quản...

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất

Giải pháp xây nhà trọ 125m2 tiết kiệm chi phí nhất Việc nhận được sự tư vấn xây nhà trọ 125m2 một cách hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Bởi xây dựng và quản lý một dãy nhà trọ là cả một vấn đề rất lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những người chưa có nhiều...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi