Home 9 Tin Tức 9 Xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu hết bao nhiêu (Giải pháp thiết kế) ( Page )

Xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu hết bao nhiêu (Giải pháp thiết kế)

Nếu như trước đây khi nhắc đến việc xây nhà tiền chế người ta sẽ nghĩ ngay đến những ngôi nhà xưởng với kích thước lớn hay những kho hàng lớn. Nhưng với sự phát triển như hiện nay thì xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu đã trở nên phổ biến hơn. Xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu hết bao nhiêu?

Có nên xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu không?

Nhà tiền chế là cụm từ chỉ đến những ngôi nhà được thi công nhanh chóng được sử dụng với mục đích làm kho hay nhà xưởng trên diện tích lớn cùng với chi phí xây dựng siêu rẻ. Qua thực tế sử dụng đến nay những ngôi nhà này có độ bền cao vì thực chất những ngôi nhà được cấu thành nên từ tấm sắt được gia công công nghiệp sau đó lắp ghép lại với nhau. Cùng với nguyên vật liệu ấy khi áp dụng vào xây dựng nhà ở dân sinh liệu có nên hay không? Và liệu có đảm bảo độ bền như việc thi công nhà xưởng hay không?

Để có thể trả lời được câu hỏi: “Có nên xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu không?” thì cùng phân tích những ưu điểm vật liệu này để có thể trả lời được câu hỏi phía trên.

Chi phí thấp hơn rất nhiều so với những ngôi nhà xây dựng theo phương án truyền thống. Nếu như chi phí để xây dựng nguyên phần thô của những căn nhà truyền thống có cùng diện tích và quy mô thiết kế thì theo tính toán của các chuyên gia, xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu sẽ tiết kiệm được chi phí 30% so với việc xây nhà truyền thống như trước đây.

Nếu như gia chủ đã từng sở hữu một căn nhà được xây dựng theo phương án truyền thống sẽ nắm được mức giá xây dựng cho phần thô được tính bằng hai phương án như sau:

  • Phương án thứ nhất: Nhà thầu thi công, nhân công hoàn thiện sẽ có chi phí giao động từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/m2 tùy theo từng nguyên vật liệu khác nhau.
  • Phương án thứ hai: Chìa khóa trao tay, nhà thầu lo từ a đến z thì mức chi phí cũng đắt hơn một chút, dao động từ 4,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/m2 tùy theo từng nguyên vật liệu khác nhau.

Với phần thô dành cho những nhà tiền chế thì chi phí sẽ khiến gia chủ bất ngờ, áp dụng cho nhà ở dân sinh chỉ dao động từ 2,3 triệu đồng đến 2,7 triệu đồng/m2 tùy theo loại thép mà gia chủ lựa chọn.

Đây chính là lý do đầu tiên mà gia chủ nên lựa chọn xây dựng một ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu, rất phù hợp với những hộ gia đình đang có nguồn tài chính không quá lớn.

Ưu điểm thứ hai chính là thiết kế linh hoạt. Linh hoạt xuất phát từ chính nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà này. Để có thể làm nên ngôi nhà tiền chế đó là những tấm thép được gia công công nghiệp tại xưởng, sau đó vận chuyển ra tới công trình và tiến hành lắp đặt theo bản thiết kế. Gia chủ tiến hành lắp đặt điện nước mạng cùng với nội thất bên trong của ngôi nhà là có thể vào ở được.

Linh hoạt được thể hiện khi nếu như gia chủ muốn di chuyển đến nơi ở mới thì có thể di chuyển cả ngôi nhà đi theo. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng là sự thật vì để làm nên ngôi nhà này có thể hiểu giống như trò chơi xếp hình, lắp ghép khối hình lại với nhau để tạo thành đồ vật mình mong muốn. Đây cũng chính là sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí xây dựng cho gia chủ.

Ưu điểm thứ ba là thời gian thi công nhanh chóng. Nếu như với những ngôi nhà xây dựng 1 trệt 1 lầu với thiết kế truyền thống thì thời gian xây dựng là bao lâu? Nếu như thiết kế đơn giản thì mất 2 đến 3 tháng để có thể hoàn thiện ngôi nhà, nhưng với kiến trúc phức tạp thì thời gian có thể kéo dài từ đến nửa năm mới có thể hoàn thiện và tiến hành vào ở. Nhưng với ngôi nhà xây dựng tiền chế 1 trệt 1 lầu có cùng diện tích và quy mô thì thời gian ấy lại được rút ngắn, và chắc chắn khiến gia chủ phải bất ngờ. Bạn có đoán được thời gian ấy là bao lâu không? Với những ngôi nhà có không gian bên trong đơn giản, không yêu cầu quá nhiều thì chỉ mất 1 tuần là có thể hoàn thiện và tiến hành vào ở. Còn với những ngôi nhà yêu cầu phức tạp hơn thì chỉ kéo dài đến 1 tháng là nhiều nhất.

Tại sao lại có xây dựng nhanh đến như vậy thì câu trả lời đã xuyên suốt bài viết từ đầu đến cuối – chính là cấu thành của ngôi nhà này: khung thép cùng với những tấm thép được gia công tại xưởng và sau đó di chuyển đến nơi thi công và tiến hành lắp ghép lại với nhau.

Đến đây gia chủ đã muốn sở hữu một ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu hay chưa? Nếu vẫn còn một chút lo lắng băn khoăn thì ưu điểm tiếp theo chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng mà quyết định ngay sở hữu ngay cho mình một ngôi nhà với thiết kế này. Ưu điểm thứ tư của ngôi nhà này chính là độ bền cao. Nếu như xây nhà theo truyền thống thì sau một thời gian gia chủ sẽ phải tiến hành sơn sửa lại ngôi nhà, từ ngoài vào trong vì xuất hiện ẩm mốc do điều kiện thời tiết gây ra. Còn với những ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu thì sao? Điều này sẽ không thể xảy ra bởi được thiết kế bằng thép không gỉ cùng với vật liệu chống thấm kết hợp sơn chống thấm sẽ không thể xảy ra tình trạng ẩm mốc hay thấm nước vào trong nhà.

Thêm một ưu điểm nữa để gia chủ nhất định phải chọn ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu này vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, hoàn toàn có thể tái chế được. Với sự nóng lên trái đất hiện nay, các nhà hoạt động môi trường luôn hối thúc con người phải sử dụng nguyên liệu xanh, tái chế sử dụng, đây chính là điều mà nhà tiền chế làm được. Nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà này được gia công ngay tại xưởng đúng theo thiết kế nên giảm thiểu được nguyên liệu thừa trong quá trình thi công. Hơn hết, nếu như bạn muốn xây dựng một ngôi nhà tiền chế mới thì nguyên vật liệu tại ngôi nhà tiền chế đang sinh sống hoàn toàn có thể tái sử dụng với độ bền đã được khẳng định chắc chắn ở phía trên.

Với bấy nhiêu ưu điểm, gia chủ đã có câu trả lời: Nên xây dựng nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu hay không? và độ bền của những ngôi nhà này như thế nào?

Xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu nên xây ở đâu và bao nhiêu tiền?

Từ những ưu điểm của những ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu cùng với sự tham khảo từ các chuyên gia xây dựng cũng như quá trình áp dụng tại thực tiễn thì xây dựng ngôi nhà có thể áp dụng tại mọi nơi từ thành thị cho đến nông thôn, đáp ứng được tất cả yêu cầu từ gia chủ.

Đơn giá xây nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu là bao nhiêu tiền sẽ được quyết định bởi những yếu tố như sau:

  1. Địa điểm xây dựng ngôi nhà
  2. Bố trí không gian phía bên trong nhà: đơn giản hay phức tạp
  3. Chất liệu sử dụng cho ngôi nhà
  4. Liên kết sử dụng cho ngôi nhà 1 trệt 1 lầu
  5. Kết cầu sàn, dầm cho ngôi nhà.

Dự trù chi phí cho ngôi nhà 1 trệt 1 lầu có diện tích 5×20 phổ biến hiện nay có đơn giá phần thô hoàn thiện khoảng 650 triệu đồng với bố trí đơn giản, không yêu cầu phức tạp. Để có một mức giá chính xác, gia chủ liên hệ với đơn vị thị công uy tín để tính toán chính xác chi phí xây dựng cho ngôi nhà này.

Mẫu nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu đẹp hiện nay

Một trong những xây dựng nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu đẹp hiện nay chính là ngôi nhà khung thép kết hợp kính, bao quanh khu vườn nhỏ. Thiết kế này nhìn qua sẽ không thể phân biệt được với nhà truyền thống, đảm bảo được diện tích ở cùng với nét thẩm mỹ hiện đại hiện nay.

Ngôi nhà này thích hợp cho việc nghỉ dưỡng của gia chủ, trở thành ngôi biệt thự với phong cách độc đáo, hấp dẫn.

Theo đuổi phong cách hiện đại, những ngôi nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu đáp ứng chuẩn phong cách kiến trúc hiện đại với việc sử dụng khối hộp cùng với những ô cửa kính lấy sáng triệt để vào ban ngày. Ngôi nhà này trông không khác gì một ngôi nhà truyền thống được xây dựng từ gạch, xi măng và cốt thép. Thiết kế này áp dụng ngôi nhà ở phố.

Muốn một thiết kế khác biệt thì dạng nhà tiền chế 1 trệt 1 lầu như trên cũng là ví dụ để áp dụng. Phần mái được thiết kế theo hình dáng mái Thái, bao trọn ngôi nhà tạo thành khung nhà. Kết cấu trước và sau nhà sử dụng hệ thống khung nhôm kính, vừa để mang đến ánh sáng, sự thông thoáng cho căn nhà vừa tạo nên không gian rộng.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Chi phí xây 8 phòng trọ giá bao nhiêu?

Chi phí xây 8 phòng trọ giá bao nhiêu?

Tại các thành phố lớn hay các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như cầu xây dựng phòng trọ là rất lơn, vậy để tính toán chi phí xây dựng hết bao nhiêu và cụ thể như thế nào trong bài viết này chúng tôi có chia sẻ các bạn có thể nắm được cụ thể hơn. Xây 8 phòng trọ...

Chi phí xây nhà ống 2 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà ống 2 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền?

Khi chúng ta có ý định xây nhà ống 2 tầng cần quan tâm trước hết đến chi phí xây dựng của ngôi nhà ống 2 tầng này. Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà là bao nhiêu, thiết kế thi công, phong cách kiến trúc, giá nhân công ở từng thời điểm, giá vật liệu… mà chi phí xây...

Dự toán chi phí xây nhà cấp 4 50m2 hết bao nhiêu tiền?

Dự toán chi phí xây nhà cấp 4 50m2 hết bao nhiêu tiền?

Từ xa xưa, nhà cấp 4 là loại hình nhà ở phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam với kiến trúc và kết cấu đơn giản, vật liệu chủ yếu là gỗ. Trong một vài năm trở lại đây, nhà cấp 4 vẫn là lựa chọn phù hợp đối với những gia đình có thu nhập thấp. Đặc điểm nổi bật khiến loại...

Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2021 là bao nhiêu?

Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2021 là bao nhiêu?

Xây dựng ngôi nhà cho gia đình là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng. Mỗi người gần như chỉ có một lần xây nhà trong đời. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần phải có những phương án thi công rõ ràng. Bạn cần có kế hoạch chi tiết để hạn chế...

Chi phí xây nhà 1 tầng với những yếu tố quan trọng

Chi phí xây nhà 1 tầng với những yếu tố quan trọng

Mẫu nhà 1 tầng có nhiều ưu điểm về thiết kế, diện tích mặt bằng, công năng sử dụng khiến các gia chủ ưa thích và lựa chọn, là mẫu nhà khá phổ biến thường áp dụng xây dựng tại các vùng nông thôn nước ta. Sở hữu những mẫu thiết kế nhà biệt thự vườn 1 tầng đang là xu...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi