Home 9 Tin Tức 9 Quy trình làm móng nhà cao tầng (Chắc chắn – An toàn)

Quy trình làm móng nhà cao tầng (Chắc chắn – An toàn)

Với một ngôi nhà thì có lẽ móng chính là công đoạn cần được chú trọng nhiều nhất. Bởi lẽ phải có móng chắc chắn thì mới có được ngôi nhà bền vững vượt thời gian. Hơn nữa với một ngôi nhà cao tầng phải chịu lựa rất lớn nên việc biết đến quy trình làm móng nhà cao tầng an toàn chắc chắn là việc làm hết sức cần thiết, mà có lẽ chủ đầu tư nào cũng muốn biết. Hiểu điều này chúng tôi xin được giới thiệu đến quý khách quy trình làm móng nhà cao tầng chi tiết, đầy đủ và an toàn.

Móng nhà là gì? Có mấy loại móng nhà được xây dựng?

Móng nhà hay còn có tên gọi khác là nền móng. Đây là hạng mục kết cấu kỹ thuật xây dựng được thiết kế nằm dưới cùng của ngôi nhà cao tầng, móng nhà có tác dụng là chịu lực cho toàn bộ khối lượng bê tông, cốt thép của ngôi nhà cao tầng xuống nền đất. Hơn thế, móng nhà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân phối trọng tải đó lên diện tích nền của ngôi nhà sao cho độ lún của ngôi nhà cao tầng không bị vượt quá các trị số giới hạn cho phép nhằm tăng cường an toàn tuyệt đối của ngôi nhà.

Đặc biệt với một ngôi nhà cao tầng việc chịu lực càng lớn hơn so với nhà cấp 4, với ngôi nhà theo phong cách mái lệch thì càng cần phải đảm bảo độ chắc chắn của móng nhà. Chính vì thế việc xử lý nền móng nhà cao tầng là một công việc hết sức quan trọng cho tiến trình xây dựng một căn nhà. Làm sao để khi thiết kế móng sẽ phải đảm bảo không bị sụt, lún sẽ gây ra nứt hoặc nghiêm trọng hơn sẽ là đổ vỡ các công trình xây dựng.

Có thể khẳng định rằng móng nhà chính là yếu tố quyết định đến sự vững chắc và bền chặt, quyết định đến độ an toàn cho toàn bộ công trình nhà ở của gia đình mình. Vì vậy điều quan trọng nhất đó là bạn cần nắm rõ quy trình làm móng nhà sao cho các bước diễn ra theo đúng quy định, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.

Quy trình làm móng nhà cao tầng có thể bạn chưa biết?

Với ngôi nhà cao tầng thì bạn có thể thiết kế tất các loại móng từ móng đơn, móng băng, móng bè… Nhưng dù là ở loại móng nào thì vẫn cần phải đảm bảo theo đúng một quy trình nhất định, mới có thể đảm bảo được một ngôi nhà vững chắc, an toàn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình làm móng của từng loại hình móng nhà cao tầng như sau:

Đầu tiên là quy trình làm móng cọc dành cho xây dựng nhà ở cao tầng. Có thể khẳng định một điều rằng móng cọc chính là giải pháp tối ưu nhất cho những công trình xây dựng nhà cao tầng, đất nền yếu. Hiện nay thi lựa chọn móng cọc bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm vì hệ móng cọc bằng gỗ tre, nứa xưa kia nay đã được thay thế bằng hệ móng cọc ép cột bằng bê tông chắc chắn, có thể chịu được môi trường khi ở cả dưới nước.

Với hệ móng cọc khi lựa chọn cho ngôi nhà cao tầng thì cần phải được đảm bảo quy trình như sau:

  • Bước 1: Trước khi tiến hành đào móng cọc cho ngôi nhà cao tầng bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho khâu đào móng bao gồm có mặt bằng đã được dọn dẹp dẹp sạch sẽ, bản vẽ cụ thể, nhân công thực hiện và nguyên liệu làm móng đã được đưa về công trình …
  • Bước 2 khi đã có đầy đủ nguyên liệu, nhân công sẽ tiến hành đến bước đóng cọc (nếu như thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc tre, cừ tràm, bê tông đã được đúc sẵn) cho móng đơn khi thực hiện ở nền đất yếu.
  • Bước 3 thực hiện đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định sẵn trong trường hợp là có cọc hoặc là đào móng có đủ kích thước sâu, rộng theo đúng như bản vẽ để thực hiện đổ bê tông. Cuối cùng là khi đã đổ bê tông xong cần giữ cho móng luôn được khô ráo, sạch sẽ và đặc biệt là không để ngập nước. Bạn nên chọn những ngày nắng ráo để đổ móng, nếu gặp phải trường hợp trời mưa thì nên che đậy cẩn thận cho móng vì móng mới làm xong còn ướt nếu để nước vào sẽ không đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối.
  • Bước 4 sau khi đã đổ bê tông móng bạn sẽ tiến hành làm phẳng mặt bằng của móng thực hiện san đất đều nếu vẫn chưa đảm bảo bạn có thể thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hố móng và đầm phẳng.
  • Bước 5: Thực hiện việc kiểm tra cao độ cho móng và đổ lớp bê tông lót móng cho an toàn với mục đích là làm phẳng mặt hố, hạn chế tối đa việc mất nước của bê tông khi đổ ở trên và có thể dẫn đến việc biến dạng của đất do chịu sự tác động từ bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
  • Bước 6: Sau khi kiểm tra cao độ cho móng và đổ lót bê tông được hoàn thiện sẽ đến bước cắt đầu cọc và thực hiện ghép cốp pha móng.
  • Bước 7 là tiến hành đổ bê tông cho móng
  • Bước 8: Khi đổ bê tông xong sẽ tiến hành bảo dưỡng. Khi khâu bảo dưỡng được hoàn thiện sẽ tháo cốp pha móng. Công việc tháo cốp pha bê tông móng có thể thực hiện sau 1 – 2 ngày để nhằm mục đích là định hình và tiến hành bảo dưỡng móng thường xuyên trong thời gian này bằng cách phun tưới nước lên bề mặt bê tông và phủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt nẻ.

Loại hình làm móng nhà cao tầng thứ 2 là móng băng cũng được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Loại hình làm móng này không quá phức tạp. Công việc đào móng băng là sẽ thực hiện việc đào đất xung quanh khuôn viên của ngôi nhà cao tầng hoặc thực hiện song song với nhau trong phần xây dựng, khi thiết kế móng băng cho ngôi nhà cao tầng thì cần kết nối các điểm cọc lại với nhau với mục đích là để làm tăng khả năng chịu lực vì ngôi nhà cao tầng có trọng lượng rất là lớn. Để giúp các bạn nắm rõ được quy trình, phương pháp làm móng băng nhà cao tầng chúng tôi xin được giới thiệu quy trình làm móng băng như sau:

  • Bước 1 là vệ sinh mặt bằng thực hiện đào đất hố móng theo đúng như bản vẽ thiết kế và làm phẳng mặt hố.
  • Bước 2 sau khi đào đất hố sẽ tiến hành kiểm tra cao độ và thực hiện quy trình đổ bê tông lót móng lên phần đất đã được đào từ trước và cắt đầu cọc nếu có đóng cọc
  • Bước 3 khi đổ bê tông lót móng xong sẽ thực hiện ghép cốp pha móng
  • Bước 4 là đổ bê tông móng
  • Bước 5: Tháo cốp pha, nghiệm thu phần làm móng. Về cơ bản chúng ta thấy làm móng cọc với móng băng có quy trình gần như tương đương với nhau.

Loại hình làm móng cho nhà cao tầng chúng tôi giới thiệu tiếp theo đây là giải pháp tối ưu nhất cho những lô đất có địa hình đất yếu, ngập trũng, thường xuyên bị đọng nước, dễ bị sụt lún… Loại hình móng này rất phù hợp khi xây dựng ở khu vực miền Trung thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt và khu vực miền Tây hay có hiện tượng thủy triều, nếu như lựa chọn loại hình móng bè sẽ giúp bạn khắc phục được những nhược điểm của loại hình nhà cao tầng ở những nơi có nền đất yếu, ngập trũng.

Quy trình thi công làm móng bè nhà nhà cao tầng… cũng không quá phức tạp với các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1 là chuẩn bị mặt bằng sạch sẽ, khi đã có được mặt bằng  chúng ta sẽ chuẩn bị bản vẽ chi tiết, nguồn nhân công để tiến hành đổ móng, nguyên vật liệu cần nhập về công trường, san lấp mặt bằng đầy đủ .
  • Bước 2 là đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè  đã có sẵn
  • Bước 3: Thực hiện đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào móng
  • Bước 4: Đổ bê tông móng và xây tường móng
  • Bước 5 là làm đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
  • Bước 6 là bảo dưỡng và nghiệm thu. Lưu ý nhỏ khi làm móng bè cho nhà cao tầng là khi gặp trời mưa nếu mưa nhỏ không kéo dài thì không cần phải bơm thêm nước nhưng trong trường hợp gặp phải mưa to kéo dài thì cần che chắn cẩn thận bằng bạt đảm bảo độ an toàn cho móng, nếu không kịp che đậy cần dùng máy bơm hút toàn bộ nước ứ đọng.

Trên đây là toàn bộ quy trình làm móng nhà cao tầng. Với mỗi loại hình sẽ có từng bước làm cụ thể. Hi vọng với những chia sẻ rõ ràng về quy trình này sẽ giúp quý khách có được những kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc làm móng của gia đình mình trong tương lai được suôn sẻ và thuận lợi.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Có nên thuê xây nhà trọn gói

Có nên thuê xây nhà trọn gói

Xây nhà là một việc rất hệ trọng của đời người, chính vì vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận để chọn cho mình một nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp, tất nhiên là giá cả phải hợp lý. Vấn đề đặt ra là : chúng ta có nên thuê xây nhà trọn gói từ thiết kế đến thi công hoàn...

Những lưu ý khi chuẩn bị xây nhà

Nhiều người nghĩ xây nhà vào mùa khô tốt hơn, song thực tế không phải vậy. Thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc đổ bê tông, tiến độ thi công nhanh, nhưng về mặt kết cấu bê tông đổ vào mùa này dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. Xây nhà là một trong...

Các tiêu chí để xây nhà phố

Các tiêu chí để xây nhà phố

Xây nhà phố rất khác so với việc xây nhà trọ, xây biệt thự, do những đặc trưng đó, mà việc xây dựng cần phải cân nhắc và chuẩn bị thật tốt trước khi bắt đầu. Sau đây là các tiêu chí để xây nhà phố mà Quý khách có thể tham khảo  1. Thế nào là nhà phố? Dĩ nhiên, nhà phố...

5 lưu ý để xây nhà tiết kiệm chi phí

5 lưu ý để xây nhà tiết kiệm chi phí

Kể cả trong giai đoạn bão giá hay không, mọi người ai cũng muốn xây nhà tiết kiệm hết mức có thể. Vậy với một không gian và số tiền nhất định, làm thế nào để xây nhà giá rẻ? Trên các trang web, diễn đàn có rất nhiều bí quyết chỉ cách xây nhà tiết kiệm, nhưng bài viết...

Báo giá xây dựng nhà biệt thự trọn gói uy tín hàng đầu hiện nay

Báo giá xây dựng nhà biệt thự trọn gói uy tín hàng đầu hiện nay

Bảng báo giá xây dựng nhà biệt thự đầy đủ và sát giá với thị trường nhất. Đảm bảo đem đến cho bạn sự hài lòng về chất lượng cũng như giá cả cạnh tranh. Công ty chúng tôi chuyên thiết kế các loại hình biệt thự, biệt thự sân vườn, biệt thự cổ điển, biệt thự châu âu,...

GIÁ XÂY NHÀ THEO m2 mới nhất hiện nay

GIÁ XÂY NHÀ THEO m2 mới nhất hiện nay

Giá Xây Nhà Theo m2   Hiện nay quý khách đang có nhu cầu xây dựng nhà ở theo mét vuông và không biết tính giá xây nhà theo m2 như thế nào thì nên đọc bài viết này để cân nhắc chi phí xây nhà theo m2 trước khi bắt đầu xây dựng nhé.  Cách tính giá xây nhà theo m2 được...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi