Home 9 Tin Tức 9 Giá xây dựng nhà trọ lắp ghép hết bao nhiêu tiền? ( Page )

Giá xây dựng nhà trọ lắp ghép hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, nhà trọ lắp ghép đang trở nên rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn áp dụng bởi những ưu điểm vượt trội nó mang lại so với kiểu nhà trọ truyền thống. Vậy giá xây dựng nhà trọ lắp ghép hết bao nhiêu tiền? Làm thế nào để tiết kiệm được tối đa chi phí khi xây nhà trọ lắp ghép? Mời các bạn cùng đi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Nhà trọ lắp ghép là gì?

Nhà trọ lắp ghép hay còn gọi là nhà trọ thép tiền chế, nhà lắp ráp, nhà vật liệu nhẹ, nhà thép lắp ráp…Kiểu nhà này được thiết kế đẹp, kiên cố, mang tính thẩm mĩ cao, khả năng cách nhiệt, cách điện tốt, sử dụng nguyên vật liệu nhẹ và quan trọng nhất là tiết kiệm được tối đa chi phí xây dựng.

Kiểu nhà lắp ghép này bắt nguồn từ công nghệ của Liên Xô và một số nước Đông Âu ngày xưa. Nhà trọ lắp ghép là công trình được ghép lên từ 3 tấm panel tôn 3 lớp với kết cấu khung thép đã được dựng sẵn, thay thế cho những công trình xây dựng được thi công bằng các loại nguyên vật liệu truyền thống như cát, gạch, ngói, bê tông…

2. Những ưu điểm của nhà trọ lắp ghép

Mẫu nhà lắp ghép hiện nay đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Mang trong mình những ưu điểm vượt trội cho nên kiểu nhà này được áp dụng vào xây dựng nhà trọ.

– Tạo ra cảm giác về không gian sống rộng rãi hơn: Kiểu nhà trọ lắp ghép này đặc biệt thích hợp với những chủ đầu tư có ý định xây nhà trọ cho thuê quanh các khu công nghiệp, trường đại học hay bệnh viện mà diện tích nhỏ, chỉ có vài chục met vuông. Bằng việc tạo nên hình thái ngôi nhà từ những khưng thép và tấm vách nên giúp tiết kiệm tối đa diện tích xây dựng mà vẫn mang đến một không gian rộng rãi, thoáng đãng cho người ở.

– Nhà trọ lắp ghép thích hợp với mọi địa hình xây dựng, kể cả là vùng đô thị đất chật người đông. Muốn có nhiều phòng trọ, chủ đầu tư chỉ việc lắp ghép thêm các tầng là được.

– Nhà trọ lắp ghép có tính thẩm mĩ cao: Tường nhà được làm bằng các tấm vách ngăn nên tạo ra không gian rộng rãi, bạn thoải mái trang trí, sơn màu sơn mà bạn thích.

– Tiết kiệm tối đa thời gian thi công: Việc lắp ghép nhà trọ thay cho xây nhà trọ truyền thống giúp tiết kiệm được thời gian thi công ở tất cả các hạng mục công trình. Ví dụ như xây dựng nhà trọ lắp ghép không cần làm móng quá cầu kỳ bởi tất cả các nguyên vật liêu dùng để thi công đều rất nhẹ. Hơn nữa, các cấu kiện thép đã được gia công sẵn, chỉ việc chở đến công trường và thi công lắp ghép. Việc thi công một căn nhà trọ lắp ghép chỉ bằng 10 đến 30% thời gian thi công căn nhà trọ truyền thống.

– Tiết kiệm được chi phí xây dựng so với kiểu xây nhà truyền thống do không phải thi công phần nền móng, không phả đổ mái, chi phí cho nhân công xây dựng ít hơn, đặc biệt khi muốn sửa chữa, tháo dỡ cũng dễ dàng hơn, không phải tốn nhiều chi phí để phá dỡ như nhà truyền thống và có thể tái sử dụng được nhiều lần.

– Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn so với nhà trọ truyền thống. Vì vậy nhà trọ lắp ghép này sẽ tạo cảm giác mát mẻ về mùa hẹ và ấm áp về mùa đông, giúp tiết kiệm tối đa năng lượng.

– Thi công nhà trọn lắp ghép góp phần giảm tối đa rác thải xây dựng ra môi trường.

3. Cấu tạo của nhà trọ lắp ghép

Cấu tạo của nhà trọ lắp ghép gồm có:

– Khung thép có cột, kèo, xà gồ được làm bằng thép nhẹ (thép hộp, thép I, thép C) có mạ kẽm, sơn màu, những nóng hoặc sơn chống gỉ theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư để chống oxi hóa. Những sản phẩm này đã được các xưởng sản xuất chế tạo sẵn hết rồi, đơn vị thi công chỉ việc vận chuyển đến công trường và lắp ráp.

– Vách ngăn giữa các phòng và tường bao được làm bằng Cemboard dày từ 70 đến 100mm có cấu tạo 2 mặt tôn bên trong và bên ngoài, lớp ở giữa là xốp EPS có khả năng chống cháy, hoặc bông thủy tinh, bông khoáng có khả năng các âm, cách nhiệt tốt.

– Đặc biệt, nhà trọ lắp ghép được thết kế hệ thống giằng để chống gió, bão nên rất an toàn

– Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ thường là nhôm kính, cửa nhom lõi thép, cửa panel theo yêu cầu từ phía nhà đầu tư.

– Mái lợp: Hiện nay, vật liệu xây dựng phục vụ cho việc lợp mái nhà trọ lắp ghép rất đa dạng như tôn thường, tôn lạnh, tôn chống nóng 3 lớp… Tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của nhà đầu tư mà lựa chọn sản phẩm thích hợp.

– Và các bộ phận khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt: Cầu thang, gác xép, thiết bị vệ sinh, nhà tắm, hệ thống bếp…

– Sàn nhà trọ lắp ghép nên dùng tấm cao su trải sàn hoặc sàn gỗ công nghiệp…

4. Cách tính giá xây dựng của nhà trọ lắp ghép

4.1. Các yếu tố tác động trực tiếp đến bảng giá xây dựng nhà trọ lắp ghép

Giá xây dựng nhà trọ lắp ghép chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tó trong đó có một số yếu tố chính như:

– Bảng giá nguyên vật liệu: Nhà trọ lắp ghép được làm chủ yếu bằng các loại thép vì vậy mỗi một loại thép vơi thương hiệu khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, giá thành của các loại vật liệu khác như tấm lợp, hệ thống cửa, cầu thang, trải nền, thiết bị vệ sinh, nhà bếp cũng có ảnh hưởng nhiều đến giá thành của nhà trọ lắp ghép.

– Diện tích xây dựng và số tầng: Thông thường, giá xây dựng của nhà trọn lắp ghép được các nhà thầu báo giá thông qua diện tích khách hàng muốn xây dựng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo báo giá của các đơn vị thầu xây dựng trước khi quyết định lý hợp đồng với 1 nhà thầu.

– Vị trí xây dựng: Giá xây dựng nhà trọ lắp ghép liêu quan mật thiết đến vị trí nhà thầu xây dựng. Chắc chắn giá cả ở nội thành sẽ khác ngoại thành, đồi núi sẽ cao hơn đồng bằng rồi.

– Thời gian thi công: Thời gian thi công nhà trọ lắp ghép quyết định đến chi phí xây dựng nhà trọ lắp ghép. Thời gian thi công luôn tỉ lệ nghịch với giá thành. Thời gian thi công càng ngắn thi chi phí phát sinh càng và ngược lại. Vì vậy, khi quyết định kí hợp đồng với nhà thầu bạn nên đưa ra thời hạn hoàn thành chính xác.

4.2. Báo giá xây dựng nhà trọ lắp ghép theo gói vật tư

– Làm móng:

• Móng cọc dùng loại D250 bê tông cốt thép với lõi thép Hòa Phát đơn giá giá 270.000/đ

• Đóng cọc chàm: đùng cọc loại 1, có chiều dài 4m, đường kính 8-10cm đơn giá 52.000đ/ cây

• Đào móng: dùng máy đào đất, máy xúc loại nhỏ đơn giá 80.000đ/ máy

• Đào đất bằng nhân công đơn giá 145.000đ/m3

• Đắp đất bằng nhân công đơn giá 275.000đ/m3

• Dùng máy đầm nền đơn giá 165.000đ/m3

• Dùng cát san lấp để nâng nền đơn giá 180.000đ/m3

• Bê tông lót đá 1×2, Mac150 dùng xi măng Hoàng Thạch đơn giá 1.450.000đ/m3

• Bê tông đá 1×2, mac 250 dùng xi măng Hoàng Thạch đơn giá 1.520.000đ/m3

– Lắp ráp cốp pha

• Cốp pha đơn giá 120.000đ/m2

• Cốp pha xilo, vòm đơn giá 150.000đ/m2

• Gia công lắp đặt cốt thép xây dựng sử dụng thép Hòa Phát đơn giá 19.000đ/kg

– Vật liệu xây tường

• Xây tường 10 dùng gạch ống 8*8*18 Tuynel vữa mác 75 đơn giá 175.000đ/m2

• Xây tường 20 dùng gạch ống 8*8*18 Tuynel vữa mác 75 đơn giá 325.000đ/m2

• Xây tường 10 dùng gạch thẻ 8*8*18 Tuynel vữa mác 75 đơn giá 260.000đ/m2

• Xây tường 20 dùng gạch thẻ 8*8*18 Tuynel vữa mác 75 đơn giá 420.000đ/m2

• Vữa trát tường ngoài dùng cát hạt to và xi măng Hoàng Thạch đơn giá 90.000đ/m2

• Vữa trát tường trong dùng cát hạt loại trung và xi măng Hoàng Thạch đơn giá 60.000đ/m2

– Sơn hoàn thiện + vách ngăn

• Bột bả matit bên trong và bên ngoài dùng bả thương hiệu Jutun đơn giá 28.000đ/m2

• Sơn nước bên trong và bên ngoài dùng thương hiệu sơn Jutun đơn giá 30.000đ/m2

• Vách ngăn:  mặt sử dụng tấm ngăn Vĩnh Tường 12mm, đơn giá 130.00đ/m2

– Khung sắt

• Khung thép bao gồm cột, khung, dầm, mái hắt sử dụng thép I + V + 2*4 + CT3 đơn giá 22.000đ/kg

• Giằng chống bão bao gồm mái + cột + xà sử dụng vật liệu thép V + 2*4 + CT3 đơn gián 23.000đ/kg

• Xà gồ C bao gồm thép đen và sơn dầu Bạch Tuyết đơn giá 18.000đ/kg

– Vật liệu lớp mái, bắn vách, thiết bị nhà vệ sinh

• Tôn dùng để bắn vách dùng thương hiệu tôn Đông Anh 140.000đ/m2

• Tôn lợp mái dùng thương hiệu tôn Đông Anh đơn giá 140.000đ/m2

• Sàn gỗ công nghiệp đơn giá 130.000đ/m2

• Gạch lát nền, gạch ốp tường nhà vệ sinh sử dụng gạch men viglacera kích thước 30*30 đơn giá 80.000đ/m2

• Vách ngăn nhà vệ sinh dùng tấm Compac đơn giá 70.000đ/m2

• Xí bệt, Bồn cầu 2 khối thương hiệu INAX đơn giá 1.150.000đ/ cái

• Chậu rửa, Chậu Inax mã L-292V hoặc tương đương đơn giá 700.000đ/ cái

• Vòi chậu rửa đơn giá 400.000/ cái

• Bộ vòi hoa sen tắm đơn giá 1.200.000đ/ bộ

• Lavabo rửa mặt, vòi rửa mặt đơn giá 650.000đ/ cái

Trên đây là một số chia sẻ nhà trọ lắp ghép cũng như báo giá xây dựng nhà trọ lắp ghép gửi đến quý khách hàng. Nếu bạn vẫn còn đang phân vân về giá cũng như những kiến thức liên quan đến nhà trọ lắp ghép thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại lời nhắn nhé.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế kiến trúc  xây dựng, cải tạo các công trình nhà ở, chung cư, biệt thự… Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất !

Thiết kế kiến trúc Thiết kế nội thất
Thi công xây dựng trọn gói Thi công sơn
Sửa chữa cải tạo công trình Dịch vụ chống thấm

 

fb zl hotline

Liên hệ ngay để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0904 333 945

Bài viết liên quan

Chi phí xây 8 phòng trọ giá bao nhiêu?

Chi phí xây 8 phòng trọ giá bao nhiêu?

Tại các thành phố lớn hay các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp như cầu xây dựng phòng trọ là rất lơn, vậy để tính toán chi phí xây dựng hết bao nhiêu và cụ thể như thế nào trong bài viết này chúng tôi có chia sẻ các bạn có thể nắm được cụ thể hơn. Xây 8 phòng trọ...

Chi phí xây nhà ống 2 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà ống 2 tầng 80m2 hết bao nhiêu tiền?

Khi chúng ta có ý định xây nhà ống 2 tầng cần quan tâm trước hết đến chi phí xây dựng của ngôi nhà ống 2 tầng này. Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà là bao nhiêu, thiết kế thi công, phong cách kiến trúc, giá nhân công ở từng thời điểm, giá vật liệu… mà chi phí xây...

Dự toán chi phí xây nhà cấp 4 50m2 hết bao nhiêu tiền?

Dự toán chi phí xây nhà cấp 4 50m2 hết bao nhiêu tiền?

Từ xa xưa, nhà cấp 4 là loại hình nhà ở phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam với kiến trúc và kết cấu đơn giản, vật liệu chủ yếu là gỗ. Trong một vài năm trở lại đây, nhà cấp 4 vẫn là lựa chọn phù hợp đối với những gia đình có thu nhập thấp. Đặc điểm nổi bật khiến loại...

Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2021 là bao nhiêu?

Chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng năm 2021 là bao nhiêu?

Xây dựng ngôi nhà cho gia đình là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng. Mỗi người gần như chỉ có một lần xây nhà trong đời. Vì vậy, trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần phải có những phương án thi công rõ ràng. Bạn cần có kế hoạch chi tiết để hạn chế...

Chi phí xây nhà 1 tầng với những yếu tố quan trọng

Chi phí xây nhà 1 tầng với những yếu tố quan trọng

Mẫu nhà 1 tầng có nhiều ưu điểm về thiết kế, diện tích mặt bằng, công năng sử dụng khiến các gia chủ ưa thích và lựa chọn, là mẫu nhà khá phổ biến thường áp dụng xây dựng tại các vùng nông thôn nước ta. Sở hữu những mẫu thiết kế nhà biệt thự vườn 1 tầng đang là xu...

banner-xay-nha-tron-goi

DỊCH VỤ NỔI BẬT

Thiết kế kiến trúc

Xây nhà trọn gói

Sửa chữa, cải tạo công trình

Sơn nhà

Chống thấm công trình

Thiết kế nội thất

banner-sua-chua-nha-tron-goi